a) Hiệu lực thi hành: 15/6/2015.
Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ về hợp đồng xây dựng theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; khắc phục một số tồn tại, hạn chế sau hơn 04 năm thực hiện Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 54 điều, quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, BT và PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau: Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước; Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.
Nghị định quy định cụ thể về: các loại hợp đồng xây dựng; nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng; nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng; hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng; quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng; các thông tin, căn cứ ký kết, nội dung, hồ sơ, luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng; nội dung và khối lượng công việc, yêu cầu chất lượng và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng; điều chỉnh hợp đồng xây dựng; tạm dừng, chấm dứt, thưởng, phạt do vi phạm hợp đồng xây dựng; khiếu nại và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng; các nội dung khác của hợp đồng xây dựng và các điều khoản thi hành.
No Comment
You can post first response comment.